Các nghi thứctruyền thống trong lễ cưới Việt Nam
Những nghi lễ cưới truyền thống luôn giữ một nét đẹp vănhóa và ý nghĩa nhất định trong ngày trọng đại. Trong những lễ cưới hiện đạingày nay, tuy có giản lược so với những phong tục truyền thống, các gia đình vẫngiữ đúng những nghi lễ quan trọng để thể hiện đúng văn hóa dân tộc. Những vùngmiền khác nhau đều có những điểm đặc trưng trong lễ cưới nhưng vẫn tuân theo nhữngnghi lễ chung nhất định. Các cô dâu, chú rễ cần hiểu rõ những quy trình, ýnghĩa của từng bước trong lễ cưới để có một đám cưới hoàn chỉnh, ý nghĩa nhất.
Các nghi thức chính cần thiết để có một đám cưới hoànthiện và ý nghĩa nhất gồm có: Ăn hỏi – Đón dâu – Tiệc cưới – Lại mặt.
1. Lễ ăn hỏi:
Trong phong tục truyền thống của người Việt, lễ ăn hỏiđược xem như lễ đính hôn. Nghi lễ này được xem như là một thông báo chính thứcvề việc gả con cái giữa hai gia đình. Đây là một trong những nghi lễ cầu kỳ, cầncó sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vào ngày này, bên nhà trai sẽ chuẩn bị mà mang mâmtrap đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để làm lễ ra mắt với nhà gái. Tùy theo phong tụccủa các vùng miền mà số lượng lễ vật và mâm tráp có sự khác nhau. Với miền Bắc,nhà trai cần chuẩn bị lễ vật theo số lẻ. Còn miền Nam thì ngược lại với số lượnglễ vật theo số chẵn. Vì thế, gia đình 2 bên nên có sự trao đổi và sắp xếp phù hợpđể lễ ăn hỏi được tiến hành một cách tốt đẹp nhất.
2. Lễ đón dâu:
Lễ đón dâu hay còn gọi là lễ rước dâu, là lời tuyên bóchính thức tới nhà gái về việc kết hôn của đôi uyên ương. Trong ngày quan trọngnày, chú rể sẽ đi xe hoa, mang theo hoa cưới cùng bố mẹ, họ hàng tới nhà gáiđón dâu. Sau khi nhà gái đồng ý, cô dâu chú rể sẽ làm lễ gia tiên, thắp hươngbàn thờ tổ tiên. Cô dâu sau đó sẽ theo chú rể về nhà. Tại nhà chú rể, hai ngườicũng làm lễ gia tiên và tiếp nhận những phần quà, của hồi môn theo nghi thức.
3. Tiệc cưới:
Sau các nghi lễ truyền thống tại gia đình, cô dâu chú rễsẽ tổ chức tiệc cưới để mời bạn bè, người thân đến cùng chung vui. Lễ cưới luônmang ý nghĩa rất thiêng liêng, là một lời báo hỉ mừng cô dâu chú rể và hai bêngia đình. Vì lý do đó, tiệc cưới từ xưa đến nay đều rất được mọi người coi trọng.Trong tiệc cưới, cô dâu sẽ mặc bộ váy cưới đẹp nhất cùng bó hoa cưới trên tay.Chú rể sẽ khoác lên mình bộ vest lịch lãm sánh đôi cùng cô dâu bước vào hội trườngcưới và cùng mời rượu các khách mời. Không gian tiệc cưới ngày nay cũng vô cùngđược chú trọng với sự chuẩn bị và trang trí kỹ lưỡng từ sân khấu, cổng cưới,bàn gallery, và phông nền chụp ảnh. Mọi chi tiết nhỏ nhất đều được chuẩn bị thậtkỹ càng để có một buổi tiệc hoành tráng nhưng cũng không kém phần ấm cúng.
4. Lễ lại mặt
Sau đám cưới khoảng 1-3 ngày, chú rễ sẽ đưa cô dâu vềnhà mẹ đẻ, mang theo một mâm lễ nhỏ mà mẹ chồng chuẩn bị để chào hỏi, tặng quàcho bố mẹ cô dâu. Nghi thức này được gọi là lễ lại mặt. Lễ lại mặt mang ý nghĩanhắc nhở đôi vợ chồng son về chữ hiếu với cả hai bên gia đình.
Trên đây là các nghi lễ quan trọng trong một lễ cưới ởViệt Nam. Trong các lễ cưới hiện đại, giản lược ngày nay, những nghi thức truyềnthống cần được giữ gìn để thể hiện được vẻ đẹp và ý nghĩa của phong tục tậpquán Việt Nam. Tùy thuộc vào vùng miền và phong tục, nếp sống của từng giađình, lễ cưới có thể linh động về các trình tự, nghi lễ.
Your email address cannot be published. Required fields are marked*
No comments